Chuyên mục
tin tức

Phân biệt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Bạn sử dụng thuật ngữ hóa đơn bất hợp pháp hay sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hai thuật ngữ này thường được sử dụng nhầm lẫn trong việc vi phạm hành chính về hóa đơn. Hãy cùng Uy Danhtìm hiểu về hai thuật ngữ này khác nhau ra sao? Theo dõi ngay trong bài viết này
Theo Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 quy định phân biệt hai hành vi này như sau:

** Các hành vi sử dụng hoá đơn, chứng từ sau đây được xem là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp:

– Hóa đơn, chứng từ giả;
– Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
– Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
– Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
– Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
– Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
(Hiện hành Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng).

** Các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ gồm:

– Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định;
– Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
– Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
– Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
– Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ;
– Hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định.
(Hiện hành quy định sử dụng bất hợp pháp hoá đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2020.

Kết,

Bài viết đã phân biệt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý độc giả của Uy Danh

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán – tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0968.55.57.59 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Uy Danh?luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán – thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

~st~

>>>> xem thêm: Cảnh báo tình trạng sử dụng hóa đơn không hợp pháp

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: https://uydanh.vn/         Email: [email protected]
Chuyên mục
tin tức

Năm 2023, người lao động được đăng ký tối đa bao nhiêu người phụ thuộc?

Khi thu nhập của bạn thuộc diện phải đóng thuế TNCN. Vậy liệu người lao động được đăng ký tối đa bao nhiêu người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh? Hãy theo dõi trong bài viết này
Theo pháp luật hiện hành không có quy định số người phụ thuộc tối đa mà người lao động được đăng ký để tính giảm trừ gia cảnh khi xác định thuế thu nhập cá nhân. Nên chỉ cần người lao động có người phụ thuộc đáp ứng điều kiện và nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh dưới đây, thì sẽ được đăng ký người phụ thuộc mà không bị giới hạn số lượng. 

Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2023 bao gồm những ai?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, khi xác định thuế thu nhập cá nhân, người lao động được giảm trừ gia cảnh đối với những người phụ thuộc sau:

1.1. Người phụ thuộc là con

Con bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, thuộc trường hợp:
– Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
– Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
– Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

1.2. Người phụ thuộc là vợ, chồng

Vợ hoặc chồng của người nộp thuế là người phụ thuộc nếu đáp ứng điệu kiện sau:
– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Và, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

1.3. Người phụ thuộc là cha mẹ

Người phụ thuộc trong trường hợp này bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tương tự như đối với người phụ thuộc là vợ chồng (nêu tại Mục 1.2).

1.4. Người phụ thuộc là các cá nhân khác

Người phụ thuộc là các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện nêu tại Mục 1.2, bao gồm:
– Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
– Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
– Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
– Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc mà người lao động phải tuân thủ khi giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là gì?

Theo điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính giảm trừ gia cảnh năm 2023 theo nguyên tắc sau:
– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế (Xem hướng dẫn chi tiết tại Đăng ký cấp mã số thuế thu nhập cá nhân).
– Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
– Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Riêng đối với người phụ thuộc nêu tại Mục 1.4, thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Kết,

Năm 2023, người lao động được đăng ký tối đa bao nhiêu người phụ thuộc?. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý độc giả của Uy Danh

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán – tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0968.55.57.59 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Uy Danh?luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán – thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

~st~

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: https://uydanh.vn/         Email: [email protected]
Chuyên mục
tin tức

Những sai sót thường gặp trong quá trình hạch toán kế toán

Đối với công tác kế toán, trong quá trình hạch toán kế toán đôi khi sẽ gặp những sai sót gây phiền phức cho doanh nghiệp. Hãy cùng Uy Danhđiểm mặt những sai sót thường gặp trong quá trình hạch toán kế toán.

Tiền mặt

Đối với tiền mặt bạn cần chú ý những sai sót sau đây: 

  • Số dư quỹ tiền mặt âm do hạch toán phiếu chi trước phiếu thu
  • Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ ký của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, thủ quỹ,…), không có hoặc không phù hợp với chứng từ hợp lý hợp lệ kèm theo; chưa đánh số thứ tự, phiếu viết sai không không lưu lại đầy đủ; nội dung chi không đúng hoạt động kinh doanh.
  • Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt…( không được vừa là kế toán vừa là thủ quỹ )
  • Ghi lệch nhật kí chi tiền; số cái, sổ quỹ, không khớp nội dung, số tiền.
  • Ghi chép, phân loại, phản ánh chưa hợp lí (không hạch toán tiền đang chuyển …)
  • Hoạch toán thiếu nghiệp vụ thu chi phát sinh.
  • Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần, thanh toán tiền lớn hơn số ghi trên hợp đồng, hóa đơn.
  • Cuối kì không đánh giá lại ngoại tệ hoặc đánh giá không theo tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng vào thời điểm cuối năm.
  • Chưa có biên bản tiền mặt tồn quỹ, biên bản kiểm kê thiếu chữ kí của thủ quỹ và kế toán trưởng; không thành lập hội đồng kiểm kê, không có chữ kí của Giám đốc
  • Biên bản kiểm kê có số tiền dư đến đơn vị đồng.

Tiền gửi ngân hàng

  • Hạch toán theo giấy báo Nợ, báo Có ngân hàng chưa kịp thời.
  • Chưa mở sổ theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng.
  • Chênh lệch sổ sách kế toán với biên bản đối chiếu với ngân hàng, với các bảng cân đối số phát sinh.
  • Phản ánh không hợp lí các khoản rút quá số dư, gửi tiền, tiền lãi vay…
  • Tên người nhận trên ủy nhiệm chi và tên đối tượng công nợ của các đơn vị không trùng nhau.
  • Không theo dõi nguyên tệ đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ.
  • Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc áp dụng sai tỷ giá đánh giá lại.
  • Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửi NH không khớp với sổ phụ NH.

Đầu tư tài chính ngắn hạn

  • Chưa mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán.
  • Không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
  • Không hạch toán lãi lỗ kinh doanh chứng khoán hoặc hạch toán khi chưa có đầy đủ hóa đơn chứng từ.
  • Đầu tư ngắn hạn khác không mang tính chất đầu tư mà là các khoản phải thu khác (thu tiền chi phân phối sai chế độ cho cán bộ công nhân viên).
  • Cuối kì không đánh giá lại dự phòng để hoàn nhập dự phòng hoặc trích thêm.
  • Không có bằng chứng chứng từ hợp lệ chứng minh cho khoản đầu tư.
  • Không có xác nhận của đối tượng nhận đầu tư về khoản đầu tư của Công ty.

Các khoản phải thu của khách hàng

  • Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng.
  • Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu.
  • Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập Báo cáo tài chính.
  • Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131.
  • Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất kho, do đó đối chiếu công nợ không khớp số.
  • Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
  • Không lập dự phòng đối với những khoản nợ quá hạn.
  • Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ.
  • Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Không theo dõi nợ khó đòi đã xử lý.
  • Chưa tiến hành phân loại các khoản phải thu theo quy định mới: phân loại dài hạn và ngắn hạn.
  • Hạch toán phải thu không đúng kì, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán.
  • Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng trích thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép.
  • Hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định.

Phải thu khác

  • Không theo dõi chi tiết các khoản phải thu khác.
  • Chưa tiến hành đối chiếu các khoản phải thu bất thường, tài sản thiếu chờ xử lý không có biên bản kiểm kê, không xác định được nguyên nhân thiếu để quy trách nhiệm.
  • Hạch toán vào TK 1388 một số khoản không đúng bản chất.
  • Không phân loại các khoản phải thu khác ngắn hạn và dài hạn theo quy định.
Ngòai ra còn nhiều chú ý hơn nữa về những phần hành của kế toán như : hàng tồn kho, tạm ứng, tài sản, cho vay

Kết,

Trên đây là Những sai sót thường gặp trong quá trình hạch toán kế toán. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý độc giả của Uy Danh

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán – tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0968.55.57.59 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Uy Danh?luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán – thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

~st~

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: https://uydanh.vn/         Email: [email protected]
Chuyên mục
tin tức

Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?

Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì? Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân bao gồm những khoản nào? Liệu không khấu trừ có bị xử phạt vi phạm hành chính gì không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này

Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì? Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân bao gồm những thu nhập nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, quy định:
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.
Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân bao gồm những thu nhập như sau:
– Thu nhập của cá nhân không cư trú;
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
– Thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp; thu nhập từ hoạt động cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 20 Thông tư 92/2015/TT-BTC);
– Thu nhập từ đầu tư vốn;
– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
-Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú;
– Thu nhập từ trúng thưởng;
– Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại;
– Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác.
Trường hợp không phát sinh khấu trừ thuế có phải khai thuế không?
Căn cứ điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định rõ về vấn đề này như sau:
Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế

6. Các loại thuế, khoản thu khai quyết toán năm và quyết toán đến thời điểm giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm. Cụ thể như sau:

d) Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế. Cụ thể như sau:
d.1 Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Không khai thuế thu nhập cá nhân có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.
Như vậy, tùy theo thời gian chậm nộp hồ sơ khai thuế mà bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (mức thấp nhất là 02 triệu đồng và mức cao nhất là 25 triệu đồng).

Kết,

Bài viết đã hướng dẫn cách kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý độc giả của Uy Danh

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán – tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0968.55.57.59 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Uy Danh?luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán – thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

~st~

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: https://uydanh.vn/         Email: [email protected]
Chuyên mục
tin tức

Cách kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản

Hãy cùng Uy Danhhướng dẫn kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS của cá nhân qua bài viết này
1. Cách tính thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của cá nhânThuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định theo công thức:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất (2%)
Trong đó: Giá chuyển nhượng là giá được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng BĐS (quyền sử dụng đất không có công trình xây dựng trên đất, quyền sử dụng đất có gắn với công trình xây dựng trên đất, quyền thuê đất, thuế mặt nước).
Lưu ý: 
Trường hợp không ghi giá trên hợp đồng hoặc giá chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng là giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản.

2. Thời điểm tính thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của cá nhân
Trường hợp không có thỏa thuận bên mua nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng BĐS có hiệu lực;
Trường hợp có thỏa thuận bên mua nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản;
Trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng BĐS là nhà ở hình thành trong tương lai, quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng tương lai thì thời điểm tính thuế là thời điểm cá nhân nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế.

3. Hồ sơ khai thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của cá nhân
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu số 03/BĐS-TNCN theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC;
Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất và cá nhân chuyển nhượng phải ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản sao đó;
Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản. Trường hợp ủy quyền bất động sản thì kèm hợp đồng ủy quyền bất động sản (có công chứng);
Các tài liệu chứng minh hoạt động góp vốn theo quy định của pháp luật (trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản do cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp nhưng tạm thời chưa tính nộp thuế thu nhập cá nhân);
Trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng phải kèm theo các giấy tờ chứng tờ chứng minh cá nhân thuộc đối tượng miễn thuế (chuyển nhượng giữa vợ chồng, cha mẹ đẻ với con đẻ, cha mẹ nuôi với con nuôi…; chuyển nhượng của cá nhân chỉ có duy nhất một nhà ở, một quyền sử dụng đất).

4. Nơi nộp hồ sơ khai thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của cá nhân
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, nơi nộp hồ sơ khai thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản được quy định như sau:
Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế cùng hồ sơ chuyển nhượng bất động sản tại bộ phận một cửa liên thông của Ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) hoặc Chi cục Thuế nơi chuyển nhượng bất động sản;
Trường hợp cá nhân chuyển nhượng nhà ở, căn hộ, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế nơi có công trình xây dựng hình thành trong tương lai.

5. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của cá nhân
Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế (kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực)

6. Thời hạn nộp thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của cá nhân
Thời hạn nộp thuế TNCN là thời hạn được ghi trên thông báo nộp thuế của cơ quan thuế quản lý. 

7. Hướng dẫn cách lên tờ khai thuế TNCN 03/BĐS-TNCN (TT80/2021/TT-BTC)
7.1. Những thông tin quan trọng để lên tờ khai thuế TNCN 03/BĐS-TNCN gồm:

  • Thông tin của cá nhân chuyển nhượng;
  • Thông tin của cá nhân nhận chuyển nhượng;
  • Loại bất động sản được chuyển nhượng;
  • Đặc điểm của bất động sản được chuyển nhượng;
  • Thu nhập, giá chuyển nhượng bất động sản.

7.2. Cách lên tờ khai thuế TNCN 03/BĐS-TNCN:

  • Mục [4] – [12]: Viết in hoa họ tên cá nhân chuyển nhượng, điền thông tin MST, CCCD đối với cá nhân quốc tịch Việt Nam/thông tin hộ chiếu đối với cá nhân người nước ngoài, điền địa chỉ và thông tin liên hệ của cá nhân chuyển nhượng;
  • Mục [13] – [17]: Điền thông tin của tổ chức, cá nhân khai thay trong trường hợp khai thay, nếu không thì để trống;
  • Mục [20] – [29]: Điền thông tin của đại lý thuế trong trường hợp khai thuế thông qua đại lý thuế, nếu không thì để trống;
  • Mục [30]: Điền thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở… gồm số giấy tờ, cơ quan cấp, ngày cấp;
  • Mục [31]: Điền thông tin hợp đồng mua bán bất động sản trong trường hợp có nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai gồm số giấy tờ, ngày ký hợp đồng;
  • Mục [32]: Điền thông tin hợp đồng chuyển nhượng có công chứng gồm số giấy tờ, cơ quan công chứng, ngày công chứng;
  • Mục [33] – [35]: Viết in hoa họ tên cá nhân nhận chuyển nhượng, điền thông tin MST, CCCD của cá nhân nhận chuyển nhượng;
  • Mục [36]: Điền thông tin bất động sản thừa kế, quà tặng nếu có;
  • Mục [37] – [40]: Chọn 1 trong 4 loại bất động sản chuyển nhượng;
  • Mục [41]: Điền thông tin về đất trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Mục [42]: Điền thông tin về nhà ở, công trình xây dựng trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng/quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng;
  • Mục [43]: Điền thông tin về tài sản gắn liền với đất trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền trên đất;
  • Mục [44]: Chọn loại thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản mục [44.1];
  • Mục [45]: Điền giá chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng;
  • Mục [46]: Lấy giá chuyển nhượng nhân với thuế suất 2%;
  • Mục [47]: Chỉ điền thu nhập được miễn thuế đối với trường hợp được miễn thuế TNCN theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Thông tư 80/2021/TT-BTC;
  • Mục [48]: Lấy thu nhập miễn thuế nhân với thuế suất 2%;
  • Mục [49]: Lấy thuế TNCN phát sinh [46] trừ thuế TNCN được miễn [48].

Kết,

Bài viết đã hướng dẫn cách kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý độc giả của Uy Danh

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán – tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0968.55.57.59 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Uy Danh?luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán – thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

~st~

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: https://uydanh.vn/         Email: [email protected]
Chuyên mục
tin tức

Sự khác nhau giữa báo cáo thuế và báo cáo tài chính

Báo cáo thuế và tài chính đều là những báo cáo quan trọng mà mỗi công ty doanh nghiệp đều phải tổng hợp và nộp lại cho cơ quan nhà nước. Những báo cáo này đều phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ quan trọng, vậy có những điểm khác nhau nào giữa hai loại báo cáo này và cần những tài liệu gì, bài viết hôm nay sẽ giải thích kỹ hơn cho bạn đọc.

I. Báo cáo thuế

1.Báo cáo thuế là gì?

Báo cáo thuế là việc thực hiện hoạt động kê khai hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào được phát sinh trong quá trình mua hàng hay mua dịch vụ và các hóa đơn bán hàng do đơn vị phát hành.
Báo cáo thuế là công cụ giúp cho có quan thuế nắm bắt được các hoạt động của doanh nghiệp.Chính vì vậy mỗi doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định pháp luật về các báo cáo thuế như: thủ tục báo cáo, hạn nộp, quy trình báo cáo, quy trình để hoàn thiện báo cáo….
Báo cáo thuế là hoạt động bắt buộc khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trách nhiệm kê khai thuế sẽ thuộc về doanh nghiệp với các cơ quan của nhà nước
Hiện nay có 2 hình thức báo cáo thuế mà các doanh nghiệp thường hay áp dụng: báo cáo bằng văn bản và báo cáo điện tử.Tuy nhiên trong thời buổi công nghệ số phát triển hầu hết các công ty doanh nghiệp đều lựa chọn hình thức thứ 2, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm thời gian gửi báo cáo mà không lo bị trễ.

2.Báo cáo thuế gồm những gì ?

-Thuế nhập xuất khẩu hàng hóa
-Thuế bảo vệ môi trường
–Thuế môn bài
-Thuế thu nhập cá nhân
–Thuế thu nhập doanh nghiệp
-Thuế giá trị gia tăng

II. Báo cáo tài chính

1.Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.
Tất cả các doanh nghiệp đều có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc nộp và báo cáo tài chính một cách trung thực, chính xác nhất và đúng theo thời hạn được đề ra.

2. Báo cáo tài chính gồm những gì?

Báo cáo tài chính cần cung cấp những thông tin sau đây
– Tài sản;
– Nợ phải trả;
– Vốn chủ sở hữu;
– Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
– Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
– Các luồng tiền.

III. Sự khác nhau giữa báo cáo thuế và báo cáo tài chính

Kết,

Bài viết đã mô tả  sự khác nhau giữa báo cáo thuế và báo cáo tài chính. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý độc giả của Uy Danh

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về kế toán – tài chính, chần chờ gì nữa nhanh tay liên hệ ngay qua hottline 0968.55.57.59 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Dịch vụ của Uy Danh?luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của quý doanh nghiệp. Mọi vấn đề về kế toán – thuế của doanh nghiệp được giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm nhất.

~st~

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ kế toán chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: https://uydanh.vn/         Email: [email protected]
Chuyên mục
Uncategorized

Hello world!

Welcome to WordPress. This is your first post. Edit or delete it, then start writing!